Kinh nghiệm mua mắt kính cận trẻ em trên thị trường

Tỷ lệ trẻ em bị cận đang không ngừng gia tăng trong cuộc sống hiện nay. Nhu cầu về kính cận trẻ em cũng vì thế mà dần phổ biến, chiếm được sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh. Vậy làm thế nào để chọn mua cho trẻ một chiếc mắt kính cận an toàn và phù hợp? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quý giá về kinh nghiệm mua mắt kính cận trẻ em để tìm được sản phẩm phù hợp, cùng tham khảo ngay nhé!

Kiểm tra thị lực trước tiên

Kiểm tra thị lực cho trẻ chính là bước đầu tiên bạn cần thực hiện. Đây sẽ là nền tảng cơ bản để bé có được mắt kính với độ cận phù hợp, đảm bảo tầm nhìn và thị lực. 

kính cận trẻ em

Kiểm tra thị lực cho trẻ chính là bước đầu tiên bạn cần thực hiện

Bạn cần đến những phòng khám chuyên khoa uy tín hoặc bệnh viện để được khám mắt và đo thị lực cho bé một cách chính xác. Ngoài ra, các bác sĩ, chuyên gia cũng sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên bổ ích trong quá trình khám  mắt. Từ đó giúp tối ưu hơn trong việc mua mắt kính cũng như chăm sóc cho đôi mắt của trẻ.

Kinh nghiệm chọn mua mắt kính cận trẻ em

Kinh nghiệm chọn mua mắt kính cận trẻ em

Sau khi đã biết được độ cận của trẻ, việc cần làm tiếp theo là lựa chọn được mắt kính trẻ em chất lượng và phù hợp. Bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm chọn mua mắt kính cận trẻ em dưới đây.

Chọn chất liệu gọng kính cận trẻ em phù hợp

Chất liệu chính là điểm làm nên giá trị của gọng kính. Bạn cần chọn chất liệu gọng kính bền bỉ, tuổi thọ cao đồng thời phù hợp với làn da nhạy cảm của bé. Hiện nay, bạn có thể chọn gọng kính bằng kim loại hoặc nhựa tùy vào sở thích và kinh phí của bản thân. Tuy nhiên, cần chú ý những gọng hợp kim có chứa Nickel, bởi nó có thể gây kích ứng với bé. 

Chú ý kiểu dáng gọng kính cận trẻ em

Kiểu dáng gọng kính cận trẻ em cũng đặc biệt quan trọng, quyết định đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt bé. Tùy theo khuôn mặt, bạn có thể chọn dáng kính khác nhau như: kính vuông cho mặt tròn, gọng kính tròn cho khuôn mắt góc cạnh,… 

kính cận trẻ em

Kiểu dáng gọng kính cận quyết định đến tính thẩm mỹ cho khuôn mặt bé

Tốt hơn cả, bạn nên dắt bé để trực tiếp thử và chọn gọng kính. Tránh trường hợp chọn gọng kính không đẹp, không phù hợp ý bé dẫn đến bé không thoải mái, thậm chí không chịu đeo kính. 

Đồng thời, đừng quên tham khảo tư vấn của các chuyên gia để chọn kích cỡ kính phù hợp. Tránh trường hợp kính quá rộng hay quá chật, ảnh hưởng đến các hoạt động thường nhật hằng ngày của bé. 

Chọn tròng kính phù hợp

Cuối cùng, vấn đề cốt lõi của kính cận trẻ em nằm ở tròng kính. Các chất liệu thường được sử dụng trong tròng kính là: plastic, polycarbonate, thủy tinh an toàn,… 

kính cận trẻ em

Các chất liệu thường được sử dụng trong tròng kính là: plastic, polycarbonate, thủy tinh

Trong đó, tròng thủy tinh thường nặng, dễ trượt và vỡ khi đeo. Vì vậy, tròng plastic và polycarbonate sáng hơn, chịu va chạm tốt hơn sẽ là tối ưu với trẻ em nhất. Tuy nhiên, 2 chất liệu này lại dễ trầy xước hơn so với thủy tinh. Bạn có thể khắc phục bằng cách chọn chất liệu có thêm lớp chống trầy (nhưng hãy chú ý trong khâu bảo quản ở nhiệt độ thường để tránh hư hại lớp này).

Lưu ý khi chọn mua mắt kính cận trẻ em 

Ngoài những kinh nghiệm chính trên, một số lưu ý dưới đây cũng sẽ cần thiết cho bạn trong quá trình chọn kính cận trẻ em.

Bảo hành mắt kính khi mua

Chế độ bảo hành là một vấn đề bạn cần quan tâm khi mua kính bên cạnh việc lựa chọn chất liệu, kiểu dáng. Đặc biệt là khi bé còn nhỏ hoặc lần đầu tiên đeo kính, hãy lựa chọn địa điểm uy tín, bảo hành trong thời gian hợp lý.

Chọn mắt kính chống tia tử ngoại UV

kính cận trẻ em

Bạn nên chọn loại kính chống tia UV và có mắt to, kính dạng khiên để che chắn tốt nhất cho đôi mắt bé

Bạn nên chọn cho bé loại mắt kính chặn được từ 99 – 100% các tia tử ngoại UV. Đây là một loại tia bức xạ có trong ánh sáng mặt trời và ảnh hưởng xấu đến mắt. Loại kính chống tia UV và có mắt to, kính dạng khiên sẽ giúp che chắn cho đôi mắt của bé tốt nhất. 

Tôn trọng quyết định của bé

Đừng áp đặt con với sở thích của bản thân mà hãy cho bé cơ hội được chọn lựa. Nếu bé chọn mắt kính không phù hợp, các bạn có thể nhẹ nhàng thuyết phục để bé chấp nhận. Không nên la mắng hay khắt khe với bé trong vấn đề này, bởi rất dễ làm bé cảm thấy tổn thương và bài xích với việc đeo kính. 

Kiểm tra mắt kính thật kỹ trước khi về nhà

Trước khi mua về và cho bé sử dụng, bạn cần kiểm tra mắt kính thật kỹ xem có vấn đề trầy xước, lỏng lẻo nào gây ảnh hưởng đến tầm nhìn hay không. Trẻ nhỏ nhận thức chưa hoàn thiện nên thường sẽ không nhận thấy những vấn đề này và báo cho ba mẹ. 

Khác với người lớn, trẻ em là lứa tuổi nhạy cảm và cần được cẩn trọng trong mọi vấn đề. Bạn hãy thông minh trong việc lựa chọn kính cận trẻ em, giúp bé thoải mái và có được tầm nhìn tốt nhất. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn. 

0935.694.333